Sống - phải có niềm tin. Đó là phương châm đầu tiên khi bạn bước chân vào đời, có hiểu và có biết về những thứ hành trang của cuộc sống. Thực ra, nó như một điều hiện hữu hiển nhiên, ngay cả đến một đứa con nít vẫn còn phải có, lúc chúng chưa biết được gì về các khái niệm bình thường xung quanh chúng.
- Thế nào mới gọi là sống?
- Niềm tin là cái thứ gì mà chúng ta cần phải có?
- Những thứ nào là hiện hữu?
Thế nào mới gọi là sống?
Nói đến sống, bất kể ai cũng nghĩ rằng: tại sao ta lại không nhắc đến chuyện chết? Hay là tại vì sợ nhắc đến mà sanh tử đoạn lìa, đôi ngã chia phôi thì lòng buồn vô hạn. Nghĩ đến sanh tử chi vậy? và tại sao mình lại không muốn nói đến vấn đề: tử sanh tận cùng. Từ thuở vô thủy, trong lòng ta là bất tận, cũng như thế giới tâm hồn chúng ta là vô hạn định. Thế thì sự sống và cái chết nào có khác biệt đâu, có khác chẳng qua là sự tồn tại của một hình hài mà ta ăn ở. Sống ở trong ta như là một sanh mạng bất biến, dẫu lớn hay nhỏ vẫn là một sinh mạng. Sống theo một quan điễm khoa học, là sự tồn tại của muôn vàn động thái trong một hình hài. Vậy, sống, dẫu ở quan điễm nào cũng có cùng chung một ngữ ý: là duyên gặp gỡ đời thường.
Không chỉ riêng gì các khái niệm: hơi thở, tuần hoàn...trên một cơ thể, hay một hình hài...mà nó còn là hoàn cảnh ứng xử của chúng. Ta gọi chung đó là sinh linh hay là chính ta đó, cũng bởi sinh linh cũng có tâm cảm nhận của chúng mà ứng xử.
Sự sống vì thế mà khởi nguồn bất tận, mới có chữ vĩnh cữu hằng sinh, hay còn gọi tắt là vĩnh hằng. Ở trong cái thế giới mà ta đang sinh sống, là một thế giới luôn luôn tồn tại một thứ mà ta gọi là cái duyên gặp gỡ đời thường. Hễ nói đến cái duyên gặp gỡ, ắt là điều hiếm có, nhưng để gìn giữ chúng, nuôi nấng và phát triển thật ra đó lại là một điều khó khăn, bỡi duyên tới, duyên đi không ngừng, không dứt, ứng xử ở đời thật giả khó cân phân. Người bỏ qua rồi những kỳ duyên hữu báu, thời khắc ứng xử nhau khó mà gặp lại được, cứ thế mà quang cảnh xoay vần, lòng người khó đoán. Tạo vật cũng thế, bổng chốc nào đó ta há xúc cảm, nhớ thương, bồi hồi, luyến tiếc. Nghĩ một đêm trăng, về một hẽm núi, chơi một cuộc picnic, dạo một đêm du thuyền thơ mộng....là người hay cảnh mà ta lưu luyến, dĩ vãng khó quên. Tất cả có thể xem là huyễn hoặc chăng? Trong cái chữ kỳ ngộ hữu duyên mà hiện hữu đó chính là ta đang tồn tại, đang sống giữa đời thường, thế sao lại cho đó là huyễn hoặc? Thật ra, chúng ta tìm kiếm những thứ, cái gọi là duyên gặp gỡ đó đó, cái thứ mà ta cho là khó quên, khó mà xao lãng, khắn chặt hồn người, tâm tính, cái đó mới là ta, cái đó mới không hề huyễn hoặc. Sống như thế mới không hề huyễn hoặc, sống như thế mới chính là một sự an định, an nhiên lòng người của chính ta đó.
Niềm tin là cái thứ gì mà chúng ta cần phải có?
Sống phải có niềm tin. Niềm tin như một hướng đi trong tầm nhìn nhưng mang sức sống mãnh lực, mang nghị lực kiên cang. Niềm tin như một điều chuẩn mực cho cuộc sống, là những thứ không thể thiếu được, nó luôn gắn kết tự tâm và điều phối hành xử cuộc đời trong mọi lúc mọi nơi. Niềm tin vào một chân lý, niềm tin vào lẽ đời, niềm tin vào cuộc sống không phải lúc nào cũng cần phải bộc tả, cũng không phải lúc nào cũng cần phải quyết liệt. Nó như một phôi mầm lớn lên cùng sự sống, đúng với chuyện: gừng càng già càng cay mà ta thường nghe ăn nói trong thiên hạ. Mỗi ngày, niềm tin ở mỗi con người chúng ta, nó như một bản năng sinh tồn - lớn dần rõ rệt, hình thành tính cách, bản tánh, bản tâm. Có thể nói danh từ của nó được diễn đạt ở nhiều nơi, nhiều chổ tuy có khác, chẳng hạn: niềm tin, đức tin, lý tưởng, chân lý...nhưng ngữ nghĩa của nó trong một chủ ý hướng về là đồng nhất mà bất luận ai cũng cần phải có để tồn tại, để mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc.
Niềm tin là một phạm trù triết lý sâu xa, ẩn chứa tiềm tàng trong thế giới tự tâm, trong cảm xúc mỗi người. Hễ có cảm nhận và có ứng xử, tất có hiển hiện những kỳ tích từ chúng.
Như vậy, trong sự sống mà ta nói: muốn tồn tại, cần phải có niềm tin.
Còn một điều nữa: ngoài con người ra, niềm tin có tồn tại ở các giống loài khác không cũng bởi chúng vẫn có bản năng sinh tồn? Cái niềm tin mà ta gọi đó, đối với con người là vậy, nhưng đối với giống loài nhỏ hơn, ta lại gọi đó là bản năng. Thật ra, cảm nhận đó đều có ...và chúng đều có những hành động ứng xử của chúng...và những hành động nầy tuy có đơn điệu, đơn thuần như chúng ta nghĩ, chúng ta thấy, nhưng chúng có một thế giới của chúng, có hình hài của chúng và các biểu lộ của chúng vẫn rõ ràng hai chủ ý: ưa và không ưa như chính chúng ta vậy thôi. Vậy, chúng có niềm tin như ta gọi hay không? Đó là chổ mà bạn nhìn nhận, yêu thương. Là chính trái tim của mình đó dẫu rằng chúng có nhỏ đến đâu đi chăng nữa.
Những thứ nào là hiện hữu?
Hiện hữu như mọi điều mà ta cảm nhận, ta ứng xử. Hiện hữu không những chỉ tồn tại giữa chốn đời thường, trong cái ăn cái mặc, trong học hành, lao động hay ứng xử với nhau...mà còn trong cả luôn những điều lẫn khuất trong chốn tự tâm. Nói với nhau một cách khoa học rằng: những gì hiện hữu phải đều thấy được, cầm nắm được, trãi nghiệm được, không phải là sai. Nhưng lý lẽ hiện hữu là một chuyện lớn lao vô cùng. Chúng ta hãy xem những cái gì trong tầm mắt, trong sự ăn học mà ta quen gọi là kiến thức, xem chúng đã bộc tả hết được một cách hiện hữu chưa? Ví dụ: một loài cỏ cây, chúng là dược thảo ở trong cung cách tinh chế nầy, nhưng nó đã là gì trong một cung cách ứng xử khác. Một loài cá, một con chim khi chúng di chuyển hay xuất hiện bất ngờ đột ngột ở một nơi, một thời điễm nghịch lý thì há có phải chăng chúng còn có điều chi hiện hữu khiến chúng như thế. Bản thân mình cũng vậy, vì sao hôm nay thích cái nầy, nhưng ở một khi khác, đối với một chuyện khác, tại sao ta lại cảm thấy không thích, không ưa...khó thể nghĩ được, khó thể bàn tính ra...và rồi lại bỏ mất cơ hội. Một chút thấp thoáng ý nghĩ hay một cái gì đó vụt qua trong cuộc đời...trong lòng vực dậy biết bao nhiêu nổi âu lo, buồn hay vui, ganh ghét hay thương yêu cũng từ trong đó mà ra.
Còn với những gì mà ta chưa đạt đến, chưa từng trãi nghiệm thì sao? Liệu đó có phải là hiện hữu hay chăng? Thiên hạ bao la, đất trời ngút ngát...nên những chuyện chưa từng trải nghiệm, chưa từng cảm nhận, thấy, hiểu...là nhiều bất tận. Nói Sống, đó mới là hiện hữu, thế thì Chết đi rồi, liệu có còn hiện hữu chăng?
Ngay cả đối với bản thân tôi, nếu như đã Chết rồi, há còn có thể viết lách được, thì lý nào mà hiện hữu?
Trong Đạo thánh hiền, Nho gia, Phật Giáo....thì nói chi, bỡi sự trường tồn của đức tin là bất tận, kiên cang.
Chuyện trong thế gian, "Trăm năm bia đá vẫn mòn, nghìn năm bia miệng cũng còn trơ trơ", đó là ý gì? Điều khó nói nhưng là có thật, như một oai linh hiển hiện, Người nối tiếp Người, thế hệ nối tiếp thế hệ như một hằng hà sa số...
Chết rồi là hết chăng? Chẳng qua là sự bỏ thân, bỏ đi hình hài, bỏ đi chuyện cùng nhau ăn ở. Nhưng oai linh đó, vẫn cùng đồng hành trong mọi mái gia. Một sự truyền cảm xúc thật vô cùng mạnh mẽ, tốt hay xấu gì cũng vậy, ưa hay thích gì cũng có góc độ, thời khắc. Một điều mắc mứu mà bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ lưu tâm là: hiện hữu hay còn gọi là những cảm xúc, cảm nhận của chính ta, có đồng hành với ta sau khi rũ bỏ thân người hay chăng? Điều nầy, chẳng ai có thể gượng ép hay ép ai được cả, bởi do chính ta, chính lấy tự thân mới có quyền thừa nhận.
Như vậy, hiện hữu là gì? Một điều cần khẳng định: đó là sự thừa nhận ở chính ta. Tâm hồn ta là như thế đó.
Sống, phải có niềm tin, phải có ước mơ...và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Ta từ bỏ nó, là chính ta đã tự đánh mất ta rồi đó các bạn yêu.
Người viết: Nguyễn Đạt Khánh
Nói đến sống, bất kể ai cũng nghĩ rằng: tại sao ta lại không nhắc đến chuyện chết? Hay là tại vì sợ nhắc đến mà sanh tử đoạn lìa, đôi ngã chia phôi thì lòng buồn vô hạn. Nghĩ đến sanh tử chi vậy? và tại sao mình lại không muốn nói đến vấn đề: tử sanh tận cùng. Từ thuở vô thủy, trong lòng ta là bất tận, cũng như thế giới tâm hồn chúng ta là vô hạn định. Thế thì sự sống và cái chết nào có khác biệt đâu, có khác chẳng qua là sự tồn tại của một hình hài mà ta ăn ở. Sống ở trong ta như là một sanh mạng bất biến, dẫu lớn hay nhỏ vẫn là một sinh mạng. Sống theo một quan điễm khoa học, là sự tồn tại của muôn vàn động thái trong một hình hài. Vậy, sống, dẫu ở quan điễm nào cũng có cùng chung một ngữ ý: là duyên gặp gỡ đời thường.
Không chỉ riêng gì các khái niệm: hơi thở, tuần hoàn...trên một cơ thể, hay một hình hài...mà nó còn là hoàn cảnh ứng xử của chúng. Ta gọi chung đó là sinh linh hay là chính ta đó, cũng bởi sinh linh cũng có tâm cảm nhận của chúng mà ứng xử.
Sự sống vì thế mà khởi nguồn bất tận, mới có chữ vĩnh cữu hằng sinh, hay còn gọi tắt là vĩnh hằng. Ở trong cái thế giới mà ta đang sinh sống, là một thế giới luôn luôn tồn tại một thứ mà ta gọi là cái duyên gặp gỡ đời thường. Hễ nói đến cái duyên gặp gỡ, ắt là điều hiếm có, nhưng để gìn giữ chúng, nuôi nấng và phát triển thật ra đó lại là một điều khó khăn, bỡi duyên tới, duyên đi không ngừng, không dứt, ứng xử ở đời thật giả khó cân phân. Người bỏ qua rồi những kỳ duyên hữu báu, thời khắc ứng xử nhau khó mà gặp lại được, cứ thế mà quang cảnh xoay vần, lòng người khó đoán. Tạo vật cũng thế, bổng chốc nào đó ta há xúc cảm, nhớ thương, bồi hồi, luyến tiếc. Nghĩ một đêm trăng, về một hẽm núi, chơi một cuộc picnic, dạo một đêm du thuyền thơ mộng....là người hay cảnh mà ta lưu luyến, dĩ vãng khó quên. Tất cả có thể xem là huyễn hoặc chăng? Trong cái chữ kỳ ngộ hữu duyên mà hiện hữu đó chính là ta đang tồn tại, đang sống giữa đời thường, thế sao lại cho đó là huyễn hoặc? Thật ra, chúng ta tìm kiếm những thứ, cái gọi là duyên gặp gỡ đó đó, cái thứ mà ta cho là khó quên, khó mà xao lãng, khắn chặt hồn người, tâm tính, cái đó mới là ta, cái đó mới không hề huyễn hoặc. Sống như thế mới không hề huyễn hoặc, sống như thế mới chính là một sự an định, an nhiên lòng người của chính ta đó.
Niềm tin là cái thứ gì mà chúng ta cần phải có?
Sống phải có niềm tin. Niềm tin như một hướng đi trong tầm nhìn nhưng mang sức sống mãnh lực, mang nghị lực kiên cang. Niềm tin như một điều chuẩn mực cho cuộc sống, là những thứ không thể thiếu được, nó luôn gắn kết tự tâm và điều phối hành xử cuộc đời trong mọi lúc mọi nơi. Niềm tin vào một chân lý, niềm tin vào lẽ đời, niềm tin vào cuộc sống không phải lúc nào cũng cần phải bộc tả, cũng không phải lúc nào cũng cần phải quyết liệt. Nó như một phôi mầm lớn lên cùng sự sống, đúng với chuyện: gừng càng già càng cay mà ta thường nghe ăn nói trong thiên hạ. Mỗi ngày, niềm tin ở mỗi con người chúng ta, nó như một bản năng sinh tồn - lớn dần rõ rệt, hình thành tính cách, bản tánh, bản tâm. Có thể nói danh từ của nó được diễn đạt ở nhiều nơi, nhiều chổ tuy có khác, chẳng hạn: niềm tin, đức tin, lý tưởng, chân lý...nhưng ngữ nghĩa của nó trong một chủ ý hướng về là đồng nhất mà bất luận ai cũng cần phải có để tồn tại, để mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc.
Niềm tin là một phạm trù triết lý sâu xa, ẩn chứa tiềm tàng trong thế giới tự tâm, trong cảm xúc mỗi người. Hễ có cảm nhận và có ứng xử, tất có hiển hiện những kỳ tích từ chúng.
Như vậy, trong sự sống mà ta nói: muốn tồn tại, cần phải có niềm tin.
Còn một điều nữa: ngoài con người ra, niềm tin có tồn tại ở các giống loài khác không cũng bởi chúng vẫn có bản năng sinh tồn? Cái niềm tin mà ta gọi đó, đối với con người là vậy, nhưng đối với giống loài nhỏ hơn, ta lại gọi đó là bản năng. Thật ra, cảm nhận đó đều có ...và chúng đều có những hành động ứng xử của chúng...và những hành động nầy tuy có đơn điệu, đơn thuần như chúng ta nghĩ, chúng ta thấy, nhưng chúng có một thế giới của chúng, có hình hài của chúng và các biểu lộ của chúng vẫn rõ ràng hai chủ ý: ưa và không ưa như chính chúng ta vậy thôi. Vậy, chúng có niềm tin như ta gọi hay không? Đó là chổ mà bạn nhìn nhận, yêu thương. Là chính trái tim của mình đó dẫu rằng chúng có nhỏ đến đâu đi chăng nữa.
Những thứ nào là hiện hữu?
Hiện hữu như mọi điều mà ta cảm nhận, ta ứng xử. Hiện hữu không những chỉ tồn tại giữa chốn đời thường, trong cái ăn cái mặc, trong học hành, lao động hay ứng xử với nhau...mà còn trong cả luôn những điều lẫn khuất trong chốn tự tâm. Nói với nhau một cách khoa học rằng: những gì hiện hữu phải đều thấy được, cầm nắm được, trãi nghiệm được, không phải là sai. Nhưng lý lẽ hiện hữu là một chuyện lớn lao vô cùng. Chúng ta hãy xem những cái gì trong tầm mắt, trong sự ăn học mà ta quen gọi là kiến thức, xem chúng đã bộc tả hết được một cách hiện hữu chưa? Ví dụ: một loài cỏ cây, chúng là dược thảo ở trong cung cách tinh chế nầy, nhưng nó đã là gì trong một cung cách ứng xử khác. Một loài cá, một con chim khi chúng di chuyển hay xuất hiện bất ngờ đột ngột ở một nơi, một thời điễm nghịch lý thì há có phải chăng chúng còn có điều chi hiện hữu khiến chúng như thế. Bản thân mình cũng vậy, vì sao hôm nay thích cái nầy, nhưng ở một khi khác, đối với một chuyện khác, tại sao ta lại cảm thấy không thích, không ưa...khó thể nghĩ được, khó thể bàn tính ra...và rồi lại bỏ mất cơ hội. Một chút thấp thoáng ý nghĩ hay một cái gì đó vụt qua trong cuộc đời...trong lòng vực dậy biết bao nhiêu nổi âu lo, buồn hay vui, ganh ghét hay thương yêu cũng từ trong đó mà ra.
Còn với những gì mà ta chưa đạt đến, chưa từng trãi nghiệm thì sao? Liệu đó có phải là hiện hữu hay chăng? Thiên hạ bao la, đất trời ngút ngát...nên những chuyện chưa từng trải nghiệm, chưa từng cảm nhận, thấy, hiểu...là nhiều bất tận. Nói Sống, đó mới là hiện hữu, thế thì Chết đi rồi, liệu có còn hiện hữu chăng?
Ngay cả đối với bản thân tôi, nếu như đã Chết rồi, há còn có thể viết lách được, thì lý nào mà hiện hữu?
Trong Đạo thánh hiền, Nho gia, Phật Giáo....thì nói chi, bỡi sự trường tồn của đức tin là bất tận, kiên cang.
Chuyện trong thế gian, "Trăm năm bia đá vẫn mòn, nghìn năm bia miệng cũng còn trơ trơ", đó là ý gì? Điều khó nói nhưng là có thật, như một oai linh hiển hiện, Người nối tiếp Người, thế hệ nối tiếp thế hệ như một hằng hà sa số...
Chết rồi là hết chăng? Chẳng qua là sự bỏ thân, bỏ đi hình hài, bỏ đi chuyện cùng nhau ăn ở. Nhưng oai linh đó, vẫn cùng đồng hành trong mọi mái gia. Một sự truyền cảm xúc thật vô cùng mạnh mẽ, tốt hay xấu gì cũng vậy, ưa hay thích gì cũng có góc độ, thời khắc. Một điều mắc mứu mà bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ lưu tâm là: hiện hữu hay còn gọi là những cảm xúc, cảm nhận của chính ta, có đồng hành với ta sau khi rũ bỏ thân người hay chăng? Điều nầy, chẳng ai có thể gượng ép hay ép ai được cả, bởi do chính ta, chính lấy tự thân mới có quyền thừa nhận.
Như vậy, hiện hữu là gì? Một điều cần khẳng định: đó là sự thừa nhận ở chính ta. Tâm hồn ta là như thế đó.
Sống, phải có niềm tin, phải có ước mơ...và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Ta từ bỏ nó, là chính ta đã tự đánh mất ta rồi đó các bạn yêu.
Người viết: Nguyễn Đạt Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét